Bạn vừa mua một vé số Vietlott, Bạn có muốn bán nó với giá gấp đôi ?
Giả sử bạn vừa bỏ ra 10.000 đồng để mua một tờ Vietlott hiện giải thưởng 120 tỷ, bạn vừa ra khỏi cửa quầy hàng và tôi hỏi mua tờ vé số đó của bạn với giá gấp đôi (20.000). Liệu bạn có sẳn sàng bán nó cho tôi ?
Theo lẽ thường tình , theo lí trí và theo những gì bạn được học tại nhà trường thì bạn đang có một cuộc giao dịch với lợi nhuận là 100% đấy. Và tất nhiên, dưới góc nhìn đó thì bạn chắc chắn sẽ không tốn một giây nào để đồng ý phải không ?
Nhưng thực tế , có phải khi tôi đặt vấn đề và tôi chắc chắn rằng bạn phải mất một khoảng thời gian để suy nghĩ ….và kết quả có vẻ như bạn có xu hướng từ chối hơn là đồng ý phải không nào.
Nếu bạn nói với tôi rằng bạn đồng ý ngay lập tức , thì tôi khẳng định bạn thuộc số ít những người có lí trí cao trong thí nghiệm phía dưới tôi sẽ giới thiệu.
Còn nhóm đa số chúng ta thì sao nhỉ? Tại sao chúng ta không đồng ý liền ? Chúng ta băn khoăng điều gì ? Điều gì đang ngăn cản chúng ta ?
Trong kinh tế hành vi, đây là một ví dụ của 2 hiện tượng : “ Hạn chế sự tiếc nuối “ ( regret avoidance) và “ Tính sở hữu” ( Endowment Effect)
“Hạn chế sự tiếc nuối” ( regret avoidance) : giải thích trường hợp mà các nhà đầu từ không bao giờ thừa nhận bản thân họ đang có những quyết định nào đó sai lầm. Vì vậy, họ sẽ cảm thấy không phải đối mặt với cảm giác hối tiếc cho những quyết định của bản thân. Chính điều này khiến họ sẽ khó khăn hoặc không bao giờ sửa lỗi cho những quyết định sai lầm đó, điều đó thậm chí có thể khiến cho những khoản đầu tư của họ càng ngày càng tệ hơn. Đây là kết quả của sự không đồng nhất trong nhận thức mà con người chúng ta thường khó cưỡng lại.
“ Tính sở hữu” ( Endownment Effect) : là một giả thiết cho rằng con người chúng ta thường đánh giá “quá cao” giá trị của những gì mà chúng ta đã sở hữu, cho dù chỉ sở hữu chúng trong giây lát. Có phải bạn cảm thấy khó khăn khi từ bỏ một cái gì đó đúng không, dù bạn được trao lại một thứ khác có giá trị tương tự. Giả sử như tôi muốn mua một cái bánh mì do chính tay bạn làm ? Liệu bạn có sẵn lòng muốn bán cho tôi với giá bằng thị trường bên ngoài , thậm chí có khi cái bánh mì đó còn tệ hơn nhiều so với cái được bán ở cửa hàng. Nhưng tôi chắc bạn sẽ muốn bán nó với giá cao hơn đấy.
Hãy xem mọi người phản ứng thế nào khi được hỏi mua lại tờ vé số họ vừa mua ở cửa hàng nhé : ( buổi phỏng vấn này được thực hiện bởi Business Insider )