top of page

Liệu những ứng dụng quản lý tài chính có giúp ta tiết kiệm hơn?

Hôm nay vô tình đọc được một kết quả nghiên cứu của Richard Mathera & Lindsay Juarez, Behavioral Researchers at Common Cents Lab Khá thú vị nên mình tóm tắt về nó tý :


Chúng ta thường nghĩ rằng việc các ứng dụng tài chính cá nhân ( như Money lover,FinHay..) giúp chúng ta quản lý , kiểm tra , lên kế hoạch tài chính càng chi tiết thì sẽ tác động tích cực cho việc kiểm soát hay giảm chi tiêu của cá nhân …. Rất tiếc kết quả nghiên cứu không cho thấy điều đó.

Trong một thí nghiệm với 9000 người dùng của một phần mềm tài chính cá nhân . Các nhà nghiên cứu đã chia ra 3 nhóm đối tượng :


Nhóm 1: ( Control group) : Đơn giản giao diện phần mềm chỉ thể hiện chung những thông tin về khoản chi tiêu trong tuần qua của khách hàng



Nhóm 2 ( overall budget-setting) : Cho phép người dùng lên kế hoạch tổng chi tiêu trong 1 tuần bằng 1 con số cụ thể




Nhóm 3 ( “category-by-category”) : Cho phép người dùng lên kế hoạch chi tiết cho từng mục chi tiêu , và sẽ báo động cụ thể những mục chi tiêu vượt mức




Sau đó nhóm nghiên cứu sẽ quan sát liệu rằng việc cho phép lên kế hoạch, theo dõi và thể hiện càng chi tiết các mục chi tiêu ( được gọi là “budgeting”) có giúp khách hàng kiểm soát và giảm thiểu chi tiêu hơn không ?


Và Kết quả cho thấy không có sự khác biệt gì giữa 3 nhóm khách hàng .


Chỉ có sự khác biệt ở nhóm 3 là họ thường xuyên check thông tin trên phần mềm nhiều hơn nhóm 1. Nhưng việc đó vẫn không giúp họ chi tiêu tiết kiệm hơn . Thậm chí nhóm những người lên kế hoạch chi tiêu chi tiết còn chi tiêu vượt hơn kế hoạch đặt ra , đơn giản là vì họ luôn lên kế hoạch chi tiêu thấp hơn so với thực tế .


Vậy các ứng dụng Fintech cần phải làm gì ?


Mặc dù , các ứng dụng đã có một chút thành công khi tạo ra tính năng này sẽ khiến người dùng thường xuyên vào ứng dụng hơn . Tuy nhiên để có thể thực sự giúp thay đổi hành vi chi tiêu của khách hàng . Các công ty tài chính có thể tham khảo những giải pháp sau :

1. Tạo ra những chức năng tiết kiệm ngắn hạn tự động

2. Hãy nhắc nhở những khoản phải chi trước cho người dùng , ví dụ : nhắc nhở những hóa đơn, những chi tiêu trước khi tới hạn thanh toán , thậm chí cho phép chức năng tự động thanh toán ngay lập tức các hóa đơn

3. Thiết kế những đề xuất: ví dụ “ Chỉ ăn tối ở ngoài 1 lần/1 tuần” hay “ Số tiền tối đa tôi chi cho 1 bữa ăn ngoài là 500.000 đồng”,… Và theo dõi và kiếm tra mức độ cam kết ( commitment) của khách hàng và khi dữ liệu đủ lớn thống nhất , sẽ để mặc định cho khách hàng.


Featured Posts
Check back soon
Once posts are published, you’ll see them here.
Recent Posts
Archive
Search By Tags
No tags yet.
Follow Us
  • Facebook Basic Square
  • Twitter Basic Square
  • Google+ Basic Square
bottom of page