top of page

"Không ai giàu ba họ , không ai khó ba đời" , "Sự bất quá tam " hay " Quá t


Hãy nhìn lại mùa WC vừa rồi , mỗi lần WC diễn ra tôi đi đâu cũng nghe một câu quen thuộc  “ Năm nay ai theo “kèo dưới” ( đội bị đánh giá thấp hơn) “hốt bạc” còn “kèo trên” ( theo đội được đánh giá mạnh hơn) nhảy cầu hết “  lí do là các đội mạnh chiến thắng liên tục nhiều trận sẽ được tiếp tục kì vọng là dễ dàng chiến thắng khi gặp các đội “bị cho yếu hơn” mà họ quên rằng kết quả của trận đấu vẫn có xác suất thắng thua là 50%


Hay trong tình huống này nhé :

Trong một lần đi Vũng tàu xem đua chó, bạn đặt cược vào một chú chó A và thắng được 3 lần liên tục .. 

Vợ bạn bảo:" Thôi được rồi thắng vậy được rồi đi về thôi… "

Bao nhiêu lần bạn trả lời : "Chúng ta đang hên mà , chơi tiếp tục chơi đi ván tiếp theo mình sẽ tiếp tục thắng thôi …?”


Có bao giờ bạn bị rơi vào 2 tình huống trên?


Trên đây là 2 trong rất nhiều ví dụ minh chứng cho ta thấy con người đang mắc phải một sai lầm có tên tiếng anh “ Hot hand Fallacy” , là hiện tượng chúng ta bị sai lệch về việc đánh giá tần xuất xảy ra của một sự kiện ngẫu nhiên cao hơn mức thực có. Hiện tượng này thường thấy trong các môn thể thao ,khi mà một vận động viên liên tục ghi điểm thì sẽ được kì vọng là bất bại không gì ngăn cản đươc. Ví dụ trong bóng đá, khi một cầu thủ đã ghi được 2 bàn trước đó trong trận đấu sẽ được kỳ vọng chắc chắn thành công với quả penalty sắp diễn ra. Anh ta đang có  “Hot hands” , chẳng hạn như Messi có thể trên tổng số anh ta ghi rất nhiều bàn penalty nhưng xét trên 1 quả penalty cụ thể thì xác suất ghi bàn cũng vẫn chỉ là 50% ( Cái này có liên quan tới Bayes rules trong thống kê, cũng giải thích cho nhiều sai lầm trong quyết định của chúng ta, sẽ nói trong bài khác)


Vì thế trong đầu tư chẳng hạn, khi bạn đang sở một model ( cách thức đầu tư ) riêng của bạn và bạn thành công liên tục vai lần , và bạn vẫn  đặt cược rất lớn ( thậm chí tất cả lợi nhuận của ba lần trước) với niềm tin chắc chắn một điều tới lần thứ 4 nó vẫn thành công . Và nếu lần thứ 4 mà bị thất bại sẽ khiến cho bạn bị hụt hẫn lớn , đơn giản vì bạn đã sai lầm khi cho rằng mình đang “may mắn” và bỏ qua xác suất của sự kiện thất bại vẫn tồn tại. 


Và điều này cũng xảy ra tương tự trong trạng thái “Cold” hand , tức là thất bại 3 lần liên tục thì  chắc cũng không mấy khả quan cho lần thứ 4 đâu nhỉ ?


Chắc đó là lý do  ông bà mình có câu  “Sự bất quá tam “ hay “ Quá tam ba bận “ , tức việc gì không thành sau khi đã làm tới lần 3 ,thì thôi không nên làm nữa . Và nó cũng giúp chúng ta tránh được một “sai lầm “ ( bias) là “sunk cost” ( vẫn tiếp tục đầu tư tiền bạc và công sức cho một dự án mà không mấy khả quan trong tương lai). Chúng ta có xu hướng đánh giá cao tần suất xảy ra một sự kiện ngẫu nhiên nào đó hơn 


Còn câu " Không ai giàu ba họ , không ai khó ba đời "  chắc cũng có liên quan tới hiện tượng "Hot hand fallacy" này.

Túm lại là các cụ chốt rằng không ai hên quá ba lần và không ai 


Tuy nhiên, nếu để ý bản thân chúng ta đôi lúc cũng có giải pháp để vượt qua những sai lầm này .


Tôi hỏi bạn cái  này nhé : “ Hãy nhớ lại những lúc chơi bài cào ( 3 lá ) , khi mà lá bài cuối cùng sẽ quyết định bạn thắng hay thua chung cuộc ;  Có phải bạn có xu hướng “nặn” lá bài cuối đó một cách rất chậm, tỳ xác lá bài một cách rất không bình thường với một hi vọng sẽ ra quân bài mình mong đợi ???  Cảm giác đó có giống khi chơi cờ cá ngựa với nước cuối cùng, bạn tung con xúc xắc thật mạnh thật xoáy để ra được con số mong đợi để chiến thắng.”


Người ta thường cố gắng đưa ra các quy tắc hoặc ý tưởng để giúp họ tạo ra cảm giác kiểm soát các sự kiện mà họ không thể kiểm soát được.


Trong cuộc sống , đặc biệt các vấn đề có yếu tố ngẫu nhiên xác suất  luôn là thách thức  cách chúng ta suy nghĩ và đưa ra quyết định.  Bởi vì yếu tố cảm xúc luôn chiếm một phần đáng kể khi chúng ta đưa ra quyết định. Mà “cảm xúc” và “Lí trí” là hai phạm trù khó có thể đứng cùng nhau.


Các sự kiện có tính chất xác suất với kết quả ngẫu nhiên làm cho người ta tin rằng họ buộc phải làm gì đó mạnh mẽ hơn thì mới có thể loại bỏ được cảm giác không chắc chắn. Các nghiên cứu cho thấy việc tạo ra một cảm giác kiểm soát, ngay cả khi không có cơ hội thành công nào cho việc đó cũng làm cho chúng ta cảm thấy tốt hơn. Những hành động này không thay đổi được bản chất ngẫu nhiên của kết quả, đó chỉ là cách chúng ta nhận thức về sự kiện và cách ra quyết định.

Featured Posts
Check back soon
Once posts are published, you’ll see them here.
Recent Posts
Archive
Search By Tags
No tags yet.
Follow Us
  • Facebook Basic Square
  • Twitter Basic Square
  • Google+ Basic Square
bottom of page