Góc nhìn Kinh tế học hành vi về: " Niềm tin" và nền kinh tế chia sẻ
Vừa qua vụ việc tài xế Uber đánh hành khách, đã khiến cho chúng ta đặt ra câu hỏi về "Niềm tin" trong nền kinh tế chia sẻ như Uber, AirBnB ?
“Niềm tin” , nó rất phức tạp, tinh tế và rất khó để định nghĩa cũng như giải thích nó. Nhưng “Niềm tin” đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống .
Như Adam Smith đã từng chỉ ra rằng nền tảng của niềm tin trong xã hội là rất cần thiết cho sự chuyên môn hóa và kéo theo là phát triển kinh tế. Nếu chúng ta đi chợ hay siêu thị mua thịt, nhưng lại không tin tưởng người bán thịt ,nghi ngờ rằng miếng thịt chưa đã qua kiểm định, và thậm chí chúng ta muốn đặt nghi vấn rất nhiều thứ, nếu ai cũng như bạn thì chắc có lẻ thị trường sẽ bị kiềm hãm.
Đặc biệt trong nền kinh tế chia sẻ (sharing economy) như hiện nay, thì sự tin tưởng lẫn nhau trở nên rất quan trọng. Thậm chí chúng ta có thể gọi là nền kinh tế tín nhiệm ( Trust economy)
Trong nền kinh tế tín nhiệm này, chúng ta yêu cầu cao về mức độ tin cậy , nó không đơn giản chỉ là bức hình cá nhân ( profile picture) mà còn cả hệ thống sơ bộ về danh tiếng của bạn.
Vài ví dụ để nhận thấy rằng mức độ quan trọng của “niềm tin” trong kinh tế chia sẻ :
Hãy nghĩ về mức độ “Tin cậy” bạn bao nhiêu đủ để bạn sẵn sàng ngồi lên xe một người lạ về nhà lúc tối muộn ?? Có vẻ khá liều lĩnh phải không , cho đến khi UBER đã biến điều đó trờ nên bình thường.
Hay nghĩ đến việc cho một người lạ ở tại phòng khách của nhà bạn ? Thậm chí những nhà đầu tư có tầm nhìn cũng nghĩ rằng đó là một ý tưởng điên rồ, cho đến khi AirBnB đã chứng minh điều đó hoàn toàn có thể thực hiện được.
Có lẻ ,Bạn đặt niềm tin vào Uber để nghiên cứu và thẩm tra lý lịch tài xế hay đơn giản là tin vào người khác như các chủ nhà trên AirBnB, bằng cách nào đi nữa thì chúng ta có thể cần rất nhiều “niêm tin” để đưa ra quyết định như vậy.
Sự thành công của các công ty trong nền kinh tế chia sẻ đã khiến cho những người hoài nghi nhất cũng phải giật mình , những người đã từng rằng sự phụ thuộc vào niềm tin, sự tín nhiệm rồi cũng sẽ bị lừa đảo hay còn hơn thế.
Những hậu quả theo sau “Scandal” của kinh tế chia sẻ
Một sự khởi đầu đầy hứa hẹn là thế , nhưng những gì diễn ra gần đây trên các trang báo , đã cho thấy nền kinh tế chia sẻ cũng đang gặp rất nhiều khó khăn. Bằng nhiều cách, thì nền kinh tế chia sẻ có vẻ như đang tách ra khỏi đường phân giới. Liệu rằng tài xế Uber hành hung hành khách hay sự lừa gạt trên Lending Club ( một tổ chức cho vay ngang hàng , tức là người thừa tiền và người cần tiền kết nối trực tiếp với nhau không thông qua ngân hàng) . Những tin tức này đã khơi lại luồng dư luận trái chiều , khiến cho những hoài nghi lại đặt câu hỏi lần nữa về nền kinh tế chia sẻ này.
Đã đến lúc chúng ta nên suy nghĩ về những bài học quan trọng từ “kinh tế học hành vi” để hiểu rõ “niềm tin” thực sự hoạt động như thế nào và những kết quả quan trọng trong những công ty đang hoạt động trong nền kinh tế chia sẻ hiện nay.
Bài học 1: “Có tin tưởng người khác người khác mới tin tưởng mình”
Armin Falk and Michael Kosfeld đã cung cấp những bằng chứng đầu tiên về điều này trong bài “ Cái giá phía sau của sự kiểm soát” ( The hidden Costs of control) , tác giả đã cho thấy kết quả từ một thí nghiệm rằng Nếu người A chọn việc kiểm soát và hạn chế những quyết định của người B, thì người B sẽ có hành động thể hiện sự thiếu tin tưởng về người A (here, chi tiết thí nghiệm)
Tóm lại, Nếu bạn thể hiện sự tin tưởng vào người khác, thì họ cũng sẽ hành động tương tự đối với bạn.
• Một người khách lạ nhận được sự chào đón của chủ nhà trên AirBnB , vị khách đó sẽ cảm nhận được sự tin tưởng từ chủ nhà và chắc chắn sẽ có người cách ửng xử hợp lý trong quá trình thuê phòng. NIềm tin khơi mào niềm tin
Theo cách phản trực quan, Điểm tích cực này đã minh chứng rằng chúng ta dễ tin tưởng hơn là hoài nghi , đặc biệt nếu ai đó thể hiện trước điều đó ( goes out on that limb first)
Bài học này giúp ta có cách nhìn tích cực về ngành kinh tế chia sẻ phi thực tế hoạt động trên tính thiện chí của con người.
Bài học 2: Niềm tin và sự nhân nhượng sẽ bị giới hạn theo thời gian
Khi nói tới “sự tin tưởng “, chúng ta thường hay nghĩ đến điểm tích cực của nó. Tuy nhiên, chúng cũng có những nhược điểm mà không thể bỏ qua. Niềm tin và sự nhân nhượng chỉ là một hiện tượng và thường thì sẽ giảm dần theo thời gian.
Uri Gneezy and John List đã chứng minh trong một bài báo khá nổi tiếng về thí nghiệm “trao đổi quà” ( gift exchange) để tăng sự nổ lực làm việc của nhân viên. Kết quả cho thấy rằng sự hăng hái , hào phóng và tin tưởng lúc ban đầu dần dần biến mất nhanh chóng sau vài vòng chơi và sau vài tiếng đồng hồ thì gần như hiệu quả công việc gần như không thay đổi.
Càng về sau thì hành động thiện chí lúc ban đầu sẽ càng giảm tính hiệu quả đối với người khác.
Vậy điều này ảnh hưởng như thể nào trong nền kinh tế chia sẻ
• Có thể , vị khách AirBnB sẽ thể hiện sự lịch thiệp trong đêm đầu tiên, nhưng nếu sau 10 ngày ở trong phòng của bạn, không chắc rằng họ vẫn giữ vệ sinh sạch sẽ trong phòng tắm hay vứt rác trên sofa
• Có thể lúc đầu đón bạn hay trong những chuyến xe đầu tiên , tài xế Uber có thể cởi mở với khách hàng nhưng không ai đảm bảo thái độ đó sẽ giữ mãi trong cả quá trình lái xe của bác tài đó.
• Hoặc trên Lending Club, thái đô của người vay về món nợ ở tháng thứ 36 có vẻ sẽ khác so với thời điểm tháng thứ 2.
Có rất nhiều thách thức trong nền kinh tế chia sẻ này, và thời gian là một trong những vấn đề đó
Bài học 3: Sự tin tưởng và tương hỗ bị giới hạn trong một phạm vi.
Thời gian có thể giới hạn niềm tin và thiện chí, và cũng giảm sự gần gũi xã hội.
Theo Arun Chandrasekar từ Standford, Cynthia Kinnan từ Northwestern, và Horacio Lareguy từ Hardvard đã chứng minh trong bài báo của họ rằng Con người thường xu hướng hành động hợp lý hơn ( thậm chí khi không có ràng buộc) khi họ chia sẻ nhiều mối quan hệ xã hội gần gũi cho người đối diện. tức là khi sự gắn kết xã hội bị giảm suất thì sự hợp tác cũng giảm theo một cách đáng kể.
Vậy điều đó có ý nghĩa gì trong kinh tế chia sẻ?
• Ví dụ , Chúng ta có xu hướng thuê lại căn hộ mà bạn của mình đã từng ở và cũng sẽ đổ đầy xăng cho chiếc xe đã thuê tại căn hộ đó giống như người bạn mình làm. Nhưng điều này có thể sẽ không xảy ra nếu bạn đi ở một thành phố khác
• Hay khách AirBnB thường muốn thuê một phòng của một người mà trông hay nghe có vẻ có điểm chung với họ
•
Một lần nữa điều này chứng minh kinh tế chia sẻ không phải là không hiệu quả, chúng ta cần nhận ra rằng những bằng chứng hành vi trên cho chúng ta biết là cần phải đảm bảo một hệ thống được vận hành minh bạch, công bằng và bền bỉ
Bài học 4: “ Một lần mất tín vạn lần mất tin”
Một trong những điều tệ hại nhất trong nền kinh doanh nói chung, và đặc biệt là các start-up trong nền kinh tế chia sẻ , đó là mất uy tín. Một khi mất uy tín , thì rất khó để lấy lại.
Để ví dụ cho điều này chúng ta cần nhìn xa hơn trường hợp của Tuskegee , là một thí nghiệm những năm 1930s, để nghiên cứu một căn bệnh ở người làm thuê da đen. Phần tệ hại nhất là sau khi một liệu pháp điều trị được khám phá ra, thì các bác sĩ đã giấu đi để tiếp tục nghiên cứu tác động lên các bênh nhận của họ. Bị vạch trần vào năm 1972 , đây là một ví dụ đen tối nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Không đâu xa , các bạn có thể lấy ví dụ của Khaisilk để minh chứng cho tầm quan trọng của chữ tín. Và bao nhiêu danh dự và sự nghiệp đổ sông để biển chỉ vì mất tín.
Hay gần đây nhất là vụ tài xe Uber đánh hành khách diễn ra ở Hà nội. Và Hãng Uber đã biết được tầm quan trọng của chữ “Tín” trong ngành kinh tế chia sẻ này. Họ đã có những chính sách cứng rắn đối với người tài xế đó.
Tất cả điều đó có ý nghĩa gì?
Nền kinh tế chia sẻ được hình thành với nhiều hứa hẹn. Chúng ta cần đòn bẫy “Niềm tin” để tạo ra tính cạnh tranh và hiệu quả hơn trong nền kinh tế này. Những nhà kinh tế học hành vi đã giúp cho các lãnh đạo , các start-up nhận ra được thế mạnh cũng như những giới hạn của “niềm tin” , để có những bước đi quan trọng trong thiết kế mô hình kinh doanh.
• Không phải mọi sự trao đổi điều chín muồi cho kinh tế chia sẻ. Ví dụ, một nền tảng phụ thuộc vào tính tương hỗ , thì sau nhiều năm những hành động tương hỗ ban đầu có lẻ sẽ không có tác động nhiều đến những quyết định hành động hiện tại, vì vậy giao dịch thường khó diễn ra.
• Một số nền tảng thì không đủ lớn như Uber. Bởi sự giới hạn phạm vi của nền tảng đó cũng khiến cho vòng “tin tưởng” (circle of trust) cũng nhỏ theo. Ví dụ, tôi có thể cho 100 người xung quanh mượn máy cắt cỏ, nhưng xe tôi thì chỉ có cho 25 người mượn thôi. Các nhà đầu tư mạo hiểm cũng không muốn điều này.
• Cơ chế về trách nhiệm rất quan trọng khi mà thời gian lại là yếu tố trong nền tảng kinh tế chia sẻ. Ví vụ, Frank là một nền tảng cho vay P2P cho phép người ta mượn tiền từ bạn bè và gia đình một cách an toàn. Để tránh ảnh hưởng của yếu tố thời gian , yếu tố mà khiến giảm xuất niềm tin, “Nhắc nhở” là một yếu tố quan trọng khi mà niềm tin có thể bị phai nhạc. Cứ mỗi tương tác có thể giúp xây dựng và cũng cố niềm tin. Mỗi ngày, đều đi Uber sẽ giúp bạn tin tưởng hơn về hệ thống này. Hoặc nhận email từ Frank về việc trả nợ đúng hạn cũng sẽ lưu giữ được cảm giác của niềm tin.
• Công nghệ có khiến thế giới chúng ta nhỏ lại. Cộng đồng mạng , nơi mà một người sử dụng AirBnb hay Uber hay Facebook có thể đánh giá hay những cảm nhận thực tế của mình về những dịch vụ đó, sẽ rất giúp ích cũng cố niềm tin.
• Hầu hết các start-up thất bại ở cách mà hệ thống hoạt động như thế nào. Và cũng bình thường nếu như một nền tảng thất bại, nhưng đối với người dùng thì họ cảm thấy bị mất niềm tin, thế là cả một nền kinh tế chia sẻ chịu ảnh hưởng. Mọi người cần phải nhận thức được điều đó.
Tôi tin tưởng nền kinh tế chia sẻ đầy hứa hẹn và tạo ra nhiều cơ hội cho chúng ta.