Hãy dùng Kinh tế học hành vi để trấn an tinh thần các nhà đầu tư!!
Sau chuỗi ngày “Đen tối” từ tiền ảo , đến chứng khoán. Chắc tinh thần chung của những nhà đầu tư hiện tại có lẻ là “ muốn chết cho rồi” ( Thôi nhé , bỏ ý định đi nha ). Hãy đọc bài viết này để mà hiểu mà sống nhé.
Sẽ có nhiều cách để vượt qua ngưỡng tâm lý này, có thể tập thiền ,hay chọn cách nghe những bài phật giáo về thành bại. Tôi hi vọng cho bạn thêm một cách nhìn khác dưới góc độ kinh tế học. Để thấy đời còn vui chán.
Trước hết , tôi muốn bạn trả lời cho tôi tình huống sau :
Tình Huống 1:
“Giả sử bạn được cho 30 triệu đồng vào tài khoản của mình. Sau đó bạn phải tham gia một trò chơi có 2 lựa chọn sau :
A: Bạn chắc chắn được thêm 10 triệu đồng nữa
B: 50% bạn được thêm 20 triệu đồng nữa
Vậy bạn chọn phương án nào A hay B ??”
Dành ra 1 phút suy nghĩ bắt đầu…… Ok giờ hãy giữ phướng án đó trong đầu nhé
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiếp theo , tôi mời bạn trả lời tình huống 2 sau đây :
Tình huống 2 :
“ Giả sử bạn được cho 50 triệu đồng vào tài khoản của mình. Sau đó bạn phải tham gia một trò chơi có 2 lựa chọn sau :
C: Bạn chắc chắn mất 10 triệu đồng
D: 50% bạn mất 20 triệu , 50% bạn không mất gì cả “
Vậy bạn chọn phương án nào C hay D???
Bây giờ, xem lại 2 phương án bạn chọn nhé… Nếu bạn chọn A cho tình huống 1 và D cho tình huống 2 , thì bạn thuộc nhóm phổ thông , những người phi lý trí trong quyết định của mình ( irrational decisions making)
Tại sao vậy ?
Bạn có nghĩ rằng 2 tình huống trên là khác nhau?? Thực tế chúng là một thôi . Giờ hãy nhìn lại nhé :
Nếu chúng ta tính toán với tổng tài sản cuối cùng , có phải chúng ta đang ở cùng một trò chơi với 2 lựa chọn :
A vs C : Tài sản cuối cùng của bạn chắc chắn có 40 triệu đồng ( tức là 30tr +10tr hoặc 50tr -10tr)
B vs D : Tài sản cuối cùng của bạn có hoặc 30 triệu đồng (50%) hoặc 50 triệu đồng (50%)
Vậy rõ ràng , nếu bạn là một người lý trí và bạn người thích sự chắc chắn bạn sẽ phải chọn phương án A cho tình huống 1 và phương án C cho tình huống 2 . Còn nếu bạn thích mạo hiểm thì bạn sẽ chọn B và D.
Nhưng thực tế, theo một số kết quả nghiên cứu nhiều người chọn A cho tình huống 1, nhưng lại chọn D cho tình huống 2. Có phải các bạn đang bị mâu thuẫn và mất lý trí .
Quay lại thị trường chứng khoán 2 ngày (5-6/2/2018) được xem như những ngày đen tối trong lịch sử chứng khoán Việt Nam, giảm gần 100 điểm trong vòng 2 ngày. Mặc dù trước đó đã trải nghiệm một chuỗi tăng cũng khá lâu. Tất nhiên ngoài những yếu tố ảnh hưởng cơ bản như thị trường chứng khoán Mỹ, thời điểm gần tết, call margin,…nhưng với mức phản ứng thái quá của thị trường có vẻ như yếu tố tâm lý vẫn đang gây ảnh hưởng rất nhiều vào quyết định của các nhà đầu tư , đặc biệt tại thị trường việt nam. Khi thị trường có 1 ngày giảm điểm hơn mạnh so với mức trung bình (ngày 5/2), thì gần như một chuỗi bán tháo mạnh mẻ xảy ra khiến cho thị trường lại tiếp giảm mạnh vào ngày 6/2.
Bài viết này nhằm mục đích giúp nhà đầu tư (ndt) vượt qua “cú sốc” tâm lý khi trải qua 2 ngày đen tối đó. Hãy áp dụng lý thuyết triển vọng để nhìn nhận vấn đề !!
Thực ra, theo lý thuyết triển vọng ( Prospect Theory ) của Kahneman và Tversky (1979) bàn về việc con người đánh giá thiệt hại và lợi ích khác nhau và tùy vào cách họ chọn “mốc” nhìn nhận vấn đề là lợi ích hay thua lỗ. Ví dụ trên, về bản chất 2 tình huống giống nhau . Nhưng tình huống 1 lại được chọn góc nhìn là lợi ích nhận được, trong khi tình huống 2 lại chọn góc nhìn là thua lỗ. Vì vậy bạn lại thấy không có sự thống nhất trong cách ra quyết định.
Thường thì việc thua lỗ sẽ ảnh hưởng tâm lý mạnh mẽ hơn là lợi ích. Tức là việc bạn nhặt được 10 triệu sau đó mất đi 5 triệu sẽ “đau khổ” hơn so với niềm vui bạn nhặt được 5 triệu . Vì thế khi chúng ta đối mặt với việc thua lỗ chúng ta có xu hướng chọn rủi ro hơn ( tình huống 2 ) , đó được gọi "hạn chế mất mát" (loss aversion) .
Theo lý thuyết này, chúng ta có 2 cách sau : Một là bạn nên hạn chế xem bảng điện trong ngắn hạn khi mà thị trường đang đi xuống để ít tiếp xúc với những con số âm trong tài khoản; Hai là cách bạn chọn "cột mốc so sánh" để nhìn nhận vấn đề là lỗ hay lãi để đưa ra quyết định.
Nói về thị trường "đen tối" vừa qua, có 2 đối tượng mà bài viết hướng tới:
Nhóm 1: là những nhà đầu tư đã hưởng lợi rất nhiều từ đợt tăng trước đó và giờ bị thiệt hại chỉ trong 2 ngày,thậm chí mất hết toàn bộ số tiền kiếm được trước đó 1 tháng. Thì lúc này nếu chúng ta dời “cột mốc so sánh” để xem khoảng lời lỗ về cách đây 1 tháng thì xét cho cùng bạn không mất gì cả, và xem như thêm được kinh nghiệm. Và thoải mái tâm lý tập trung cho hiện tại và tương lai
Nhóm 2 : Là những nhà đầu tư mới bước chân vào thị trường, và bị thiệt hại nặng nề. Thì lúc này hãy cố gắng điều chỉnh nới rộng khoảng thời gian của “cột mốc” để thấy khoản lỗ của chúng ta bớt lại. Và xem đây như một bài học và cũng sẽ lý trí hơn cho những quyết định đầu tư của mình sau này.
Còn nhóm đối tượng nào mà mất trắng tay thì thôi dời luôn về cột mốc là lúc mới sinh ra đi. Chúng ta sinh ra là người bình thường khỏe mạnh là hạnh phúc hơn rất nhiều người ( theo phật giáo). Lúc trước chả có gì, giờ được cái xe đạp đi là cũng vui lắm rồi.:)
Hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn có cách nhìn lạc quan hơn , vui vẻ hơn , lí trí hơn.
H.P